Tin tức
Bơm nhiệt – giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Ngày: 25/09/2013 11:46:00 + GMT7Chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam
Bơm nhiệt có nguyên lý cấu tạo giống như máy lạnh, chỉ khác ở chỗ phần lớn nhiệt hữu ích được lấy từ môi trường bên ngoài. Vì thế mà sử dụng bơm nhiệt không chỉ giảm chi phí năng lượng từ điện hoặc gas để sản xuất nước nóng mà còn giúp giảm nguy cơ nóng lên của trái đất. Chính vì ưu điểm nêu trên, các nước trên thế giới đang tập trung thúc đẩy nghiên cứu mở rộng ứng dụng bơm nhiệt.
Bơm nhiệt thông thường được dùng nhằm cung cấp nước nóng phục vụ cho quá trình sản xuất của các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất bia rượu nước giải khát, xưởng giặt, bệnh viện, cung cấp nước nóng trong khách sạn... Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Bắc có mùa đông, thường có mưa bão và sương mù nên nhu cầu sưởi ấm và dùng nước nóng là không nhỏ. Tuy nhiên, đáng tiếc ở nước ta bơm nhiệt mới chỉ được ứng dụng rất hạn chế.
Chuyên gia của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP. HCM đang chuyển giao công nghệ bơm nhiệt Mayekawa cho cán bộ kỹ thuật khách sạn Legend TP. HCM - Ảnh:Ngọc Tuấn.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thọ, Phó Tổng GĐ Phụ trách kỹ thuật Công ty Viet ESCO, dù hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao, nhưng số doanh nghiệp sử dụng bơm nhiệt tại Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế vì nhiều nguyên nhân, trong đó giá thành thiết bị cao là một trong những nguyên nhân chính.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thọ cho biết, mặc dù có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhưng bơm nhiệt có chi phí vận hành hàng năm thấp hơn nhiều so với việc sử dụng điện hoặc gas để sản xuất nước nóng. Một hệ thống Heat Pump được lắp đặt hợp lý sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành và mang lại cho chủ đầu tư khả năng thu hồi vốn. Bên cạnh đó, thị trường và người tiêu dùng còn khá xa lạ và chưa hiểu hết lợi ích kinh tế và xã hội của thiết bị này cũng là lý do khiến việc ứng dụng bơm nhiệt hiện vẫn chưa được rộng rãi.
Hiệu quả từ thực tiễn
Với việc sử dụng nước nóng thường xuyên, chi phí điện năng, dầu là rất lớn. Áp dụng công nghệ bơm nhiệt sẽ góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí khổng lồ trên qua đó giúp giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu thiết bị bơm nhiệt, trong đó các thương hiệu xuất xứ từ Nhật Bản được ưa chuộng và đánh giá cao nhờ tính tương thích với điều kiện Việt Nam và nhiều tính năng ưu việt khác như kích thước nhỏ gọn, trọng lượng hợp lý, hiệu suất cao…
Nguyên lý làm việc của bơm nhiệt Mayekawa
Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thọ, năm 2013, Công ty Viet ESCO đã lắp đặt máy bơm nhiệt Mayekawa cho khách sạn Legend, từ đó giúp khách sạn tiết giảm đến 15% dầu so với việc sử dụng lò hơi trước đó. Ưu điểm nổi bật của bơm nhiệt Mayekawa là dùng môi chất lạnh là CO2 hay còn gọi là R744 – một môi chất lạnh không gây ra khí thải nhà kính và phá hủy tầng Ozon; Hiệu suất: COPh = 4.4 và COPc = 3.56 – khá cao so với các bơm nhiệt dung môi chất lạnh R22; Cung cấp nước nóng ở mức 65 – 90 độ C trong khi các bơm nhiệt khác thông thường chỉ cung cấp nước nóng ở nhiệt độ 55 – 60 độ C…
Bà Thọ cho biết thêm, hiện tại, Viet ESCO đang triển khai lắp đặt bơm nhiệt cho một số khách sạn lớn tại TP.HCM và Hà Nội như New World, Nikko Hà Nội, khách sạn Hà Nội, khách sạn Deawoo…theo cơ chế ESCO có sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của Nhật Bản.
Ông Huỳnh Kim Tước – GĐ Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP. HCM chia sẻ “Sử dụng bơm nhiệt để sưởi ấm và sản xuất nước nóng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm năng lượng và giảm thải khí nhà kính. Do đó việc phát triển ứng dụng bơm nhiệt ở Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính mà các nhà quản lý và giới doanh nhân cùng góp sức thực hiện”.
Theo Tietkiemnangluong.vn
Các tin khác
- Pin thân thiện với môi trường
- Những câu chuyện về tiết kiệm điện
- Green-Biz 2013: Phát triển bền vững cùng giải pháp "xanh"
- Hưởng lợi từ máy nước nóng năng lượng mặt trời
- Có thể tiết kiệm 30% điện năng trong các tòa nhà, khách sạn
- Nhiều tòa nhà chưa tiết kiệm điện
- Sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong nước: Vì sao khó cạnh tranh?
- Mỹ: Siết chặt biện pháp để giảm khí thải từ nhà máy điện
- APEC tập trung phát triển năng lượng tái tạo
- 5 xu hướng phát triển năng lượng bền vững